Cách trồng cây trầu bà giữ vận khí tốt

Trong cuộc sống hiện đại nhộn nhịp và đầy khói bui như hiện nay, một không gian sống hoà quyện với thiên nhiên là điều mọi người hằng mơ ước. Mọi người thường cải thiện không gian của ngôi nhà.

Bằng việc trồng những loại cây như trầu bà, lưỡi hổ hay phong lan… Trong đó trầu bà là loại cây được trồng phổ biến hơn cả. Không những giúp điều hoà không khí mà còn làm căn nhà bạn đẹp hơn.

Tuy nhiên để trồng được một chậy trầu bà, không hẳn ai cũng hiểu rõ cách trồng. Hãy cùng đồng hành với Ăn Sạch Uống Sạch để tìm hiểu cách trồng cây trầu bà

1. Chuẩn bị trước khi trồng

1.1. Giống

Trên thị trường có nhiều loại trầu bà như trầu bà xanh, trầu bà thái, trầu bà sữa, trầu bà ngọc… Tuỳ theo sở thích mà bạn có thể chọn giống phù hợp với phong thủy của ngôi nhà.

Tuy có nhiều loại giống khác nhau nhưng cách trồng cây trầu bà của các loại này thì giống nhau.

Cây trầu bà dùng để trang trí trong nhà

Cây trầu bà dùng để trang trí trong nhà

1.2. Giá thể

Là loại cây không kén chọn loại đất nên giá thể được sử dụng trong cách trồng cây trầu bà thì khá là đơn giản.

Có thể sử dụng giá thể gồm xơ dừa, tro trấu kết hợp phân hữu cơ hay phân chuồng hoai mục để tăng thêm dinh dưỡng.

1.2. Dụng cụ trồng

Với cách trồng trầu bà không yêu cầu khắt khe về dụng cụ trồng.

Bạn có thể tận dụng tất cả các thùng xốp, chậu. Thậm chí là các chai lọ bỏ đi để làm môi trường sống cho cây.

2. Cách trồng cây trầu bà

Trầu bà phù hợp với nhiệt độ từ 15 0C – 30 0C.

Là cây chịu được lạnh và phát triển tốt tại nơi có ánh sáng tự nhiên, râm mát và nhiều nước.

Ngoài cách trồng trầu bà bằng đất thì có thể trồng thủy sinh. Do đó việc trồng trầu bà bằng nước cũng là một lựa chọn thú vị.

3. Nhân giống trầu bà

Bạn có thể cắt một đoạn cành bánh tẻ, có nhánh và giâm vào giá thể chuẩn bị trước.

4. Chăm sóc trầu bà

Trầu bà là cây ưa ẩm nên cần đảm bảo độ ẩm cho cây phát triển.

Tuy nhiên không nên tưới quá ẩm và tránh hiện tượng ngập úng cho cây. Một ngày nên tưới nước vào buổi sáng sớm và chiều tối.

Khi trồng trong nhà cần mang cây ra phơi nắng vào sáng sớm 15 – 30 phút để giúp cây quang hợp, tổng hợp chất hữu cơ.

Cách trồng trầu bà thủy sinh cần thay nước cho cây khoảng một lần mỗi tuần và chỉ để nước ngập 2/3 bộ rễ.

Trầu bà thường ít bị sâu bệnh gây hại. Tuy nhiên cây có thể mắc một số bệnh như: rệp ve, thối rễ…

Cần chú ý cây thường xuyên kiểm tra cây và vệ sinh cây cho cây có môi trường thông thoáng để sinh trưởng khỏe mạnh.

5. Tác dụng của trầu bà

Trầu bà không chỉ mang lại không gian xanh, mà còn làm tăng thêm vẻ đẹp cho mỗi ngôi nhà. Trầu bà có khả năng hấp thụ khó độc như khói thuốc…

Cây trầu bà mang lại vận khí tốt cho gia đình

Cây trầu bà mang lại vận khí tốt cho gia đình

Ngoài ra còn có thể lọc không khí và mang lại bầu không khí trong lành cho ngôi nhà.

Tuy nhiên trong trầu bà có chứa chất Calcium oxalate có thể gây buồn nôn, tiêu chảy và bỏng rát niêm mạc. Do đó, cần để trầu bà xa tầm tay trẻ em.

Hy vọng với những kiến thức về cách trồng trầu bà vừa được chia sẻ giúp bạn và gia đình có được những chậu trầu bà xanh, đẹp. Và có thể tận hưởng một không gian xanh hơn trong chính ngôi nhà của mình.

–> Xem thêm bài viết Ban công đẹp mê ly với cách trồng hoa hồng leo đơn giản

–> Xem thêm bài viết Cách trồng giàn hoa đậu biếc xinh tươi trong vườn nhà


Mọi thắc mắc Quý Khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi qua những kênh thông tin sau:

CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ ĂN SẠCH UỐNG SẠCH

Facebook: Ăn Sạch Uống Sạch – Vườn rau tại gia

ADD: Số 79 Đường Vườn Lài, Phường An Phú Đông, Quận 12, Tp HCM

Hotline: 0911 59 49 69 (Mr Ánh) – 0961 59 49 69 (Mr Toàn)