Sản xuất rau an toàn như thế nào?
Rau là một loại thực phẩm rất cần thiết cho đời sống của con người mà không một loại thực phẩm nào có thể thay thế được. Trong nhiều năm qua, người tiêu dùng đã thật sự lo ngại và quan tâm nhiều đến vấn đề an toàn thực phẩm bởi sự tồn dư chất độc hại. Nhiều bạn quan tâm đến sức khỏe của mình, chắc hẳn sẽ đặt ra câu hỏi: “ Rau an toàn được sản xuất như thế nào?”. Vậy các bạn hãy cùng ASUS tìm hiểu về quy trình sản xuất rau an toàn nhé!
1. Nguyên nhân làm rau mất an toàn
1.1. Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật:
Thuốc bảo vệ thực vật ra đời được xem là con dao hai lưỡi đối với ngành nông nghiệp; một mặt giúp hạn chế nhiều dịch hại, gia tăng năng suất; mặt khác khi người dân quá lạm dụng, không nắm rõ liều lượng khiến cho một lượng lớn rau bị tồn dư hóa chất.
Chúng ta không thể nào phát hiện được sự tồn dư bằng mắt thường. Hậu quả mang lại là làm tích lũy chất độc trong cơ thể con người, có thể gây ngộ độc, tử vong hoặc tích lũy dần theo thời gian gây nên nhiều bệnh tật.

Sử dụng hàm lượng thuốc bảo vệ thực vật quá liều làm cho chất lượng rau an toàn ngày càng giảm
Ngoài ra khi lượng thuốc được phun cây không lấy hết, mà lan ra đất đai, tồn lưu gây ô nhiễm môi trường đất và nước. Những người trồng rau phải có trách nhiệm với chính sản phẩm mình tạo ra, đồng thời chịu sự quản lí của nhà nước.
1.2. Dư lượng Nitrat (NO3-)
Cùng với thuốc bảo vệ thực vật, phân bón ra đời đã mang lại nhiều lợi ích cho việc trồng rau an toàn và cây trồng. Nhưng sự thiếu hiểu biết của người dân, chỉ thấy cái lợi trước mắt đã lạm dụng bón quá nhiều phân đạm (N) vào đất khiến chúng bị nitrat hóa. Qua quá trình chuyển đổi nitrat có thể tạo ra chất gây ung thư.
Vì thế cho nên khi thu hoạch phải cắt xa gốc cây thì lượng dư nitrat sẽ ít hơn, vệ sinh thật kĩ, nấu nướng ở nhiệt độ cao cũng làm giảm tồn dư nitrat.
1.3. Hàm lượng kim loại nặng
Chỉ có một số nguyên tố kim loại nặng gây ô nhiễm môi trường như chì (Pb), thủy ngân (Hg), kẽm (Zn), đồng (Cu) có trong tự nhiên và do con người làm phát sinh. Các kim loại nặng đi vào nguồn nước, có trong phân bón, thuốc bảo vệ thực vật…
Các kim loại nặng không tự phân hủy được mà sẽ tích tụ lại trong cơ thể thực vật, động vật; khi con người sử dụng sẽ tích lũy dần trong cơ thể và gây ra những bệnh nguy hiểm đến tính mạng.
1.4. Vi sinh vật gây bệnh
Sử dụng phân chuồng tươi như phân heo, phân bò mà không qua xử lý, ủ mục làm cho cây trồng bị nhiễm ký sinh trùng (giun, sán) và vi sinh vật gây hại (kiết lỵ, tả…). Vì vậy người sản xuất cần phải thực hiện nghiêm túc quy trình kỹ thuật, tiếp thu các biện pháp xử lí phân chuồng.
2. Những tiêu chuẩn rau an toàn được các nhà khoa học khuyến cáo:
– Hình thái cây rau tươi, không bị héo hay úa vàng.
– Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật theo quy định của Quốc tế.
– Dư lượng NO3- theo quy định của FAO.
– Hàm lượng kim loại nặng theo quy định của Quốc tế.
– Hạn chế tối đa vi sinh vật gây hại cho người và gia súc.

Nên tuân thủ theo các bộ tiêu chuẩn rau an toàn để bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng
3. Một cơ sở muốn sản xuất rau an toàn cần có:
3.1. Áp dụng biện pháp kỹ thuật tiên tiến và công nghệ cao
- Lựa chọn cách sản xuất rau an toàn phù hợp như: trồng ngoài đất trồng, trồng trong nhà lưới, trồng rau thủy canh,…
- Quy trình sản xuất phải được đăng kí nơi sản xuất và có thương hiệu. Để ngăn chặn sự pha trộn giữa rau sạch và rau bẩn trên thị trường.
- Chính sách quản lý của nhà nước: đầu tư cơ sở hạ tầng, vốn cho sản xuất rau sạch. Tìm nguồn đầu ra cho sản phẩm. Xử lý những thành phần “treo đầu dê bán thịt chó” những người phân phối rau bẩn ra thị trường.
3.2. Đất trồng:
Đất cát pha, đất thịt nhẹ, phù sa ven sông…, độ pH trung tính, hàm lượng kim loại nặng dưới ngưỡng cho phép. Không có mầm bệnh, vi sinh vật gây hại.
3.3. Nước tưới:
Nước lấy từ nguồn nước sạch, nếu dùng nước tự nhiên phải qua xử lý.
3.4. Phân bón:
Bón phân hữu cơ đã hoai mục, phân vô cơ, phân vi sinh, phân trùn quế,…và một số chế phẩm sinh học. Phải bón phân theo nguyên tắc 4 đúng để đảm bảo được rau an toàn: đúng loại, đúng liều lượng, đúng thời điểm, đúng quy cách.

Sử dụng phân bón có nguồn gốc tự nhiên để đảm bảo chất lượng của rau an toàn
Nghiêm cấm dùng phân tươi, chưa hoai mục.
3.5. Phòng trừ sâu bệnh
Hạn chế sử dụng thuốc hóa học, khuyến khích dùng thuốc vi sinh trong trừ sâu, bệnh
Trong trường hợp cần phải dùng thuốc hóa học bảo vệ thực vật ( khi đại dịch khó kiểm soát) thì nên dùng thuốc được cấp phép sử dụng và tuân theo thời gian cách ly hợp lí nhất.
Như vậy các bạn đã trả lời được câu hỏi đưa ra ở phần đầu rồi chứ. Sản xuất rau an toàn là một quá trình được kiểm soát nghiêm ngặt cần có sự hiểu biết tường tận. Các bạn biết đấy, đầu tư cho sức khỏe luôn luôn là sự đầu tư đúng đắng. Hãy cùng Ăn Sạch Uống Sạch quan tâm đến sức khỏe của bản thân và gia đình mình nhiều hơn nhé!
–> Xem thêm bài viết Phân biệt rau sạch và rau an toàn để có lựa chọn đúng cho gia đình
–> Xem thêm bài viết Những mô hình trồng rau sạch hiệu quả
Mọi thắc mắc Quý Khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi qua những kênh thông tin sau:
CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ ĂN SẠCH UỐNG SẠCH
Facebook: Ăn Sạch Uống Sạch – Vườn rau tại gia
ADD: 79 Đường Vườn Lài, Phường An Phú Đông, Quận 12, Tp HCM
Hotline: 0911 59 49 69 (Mr Ánh) – 0961 59 49 69 (Mr Toàn)